Thứ sáu, 29-03-24
Biết điều mà ai cũng biết là không biết gì hết. Cái biết chỉ bắt đầu ở chỗ mà mọi người không biết.
RSS Xin chào Khách | Đăng ký | Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Blog Diễn đàn Ảnh Phần mềm Lưu bút
MENU
THỂ LOẠI
LIÊN KẾT NHANH
XEM NHANH
TIN NGẪU NHIÊN
THỐNG KÊ TRUY CẬP





Tổng số online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
THỐNG KÊ BÀI VIẾT
- Bình luận: 56
- Diễn đàn: 232/258
- Ảnh: 140
- Blog: 22
- Tin tức: 221
- Download: 4
- Games: 300
- Hỏi đáp: 3
- Lưu bút: 52
Tin tức » 2010 » Tháng 6 » 4 » Rắn vào tận giường cắn người
2:57 PM
Rắn vào tận giường cắn người


Đang ngủ trong giường có buông màn, chị Lạt (Gia Lâm, Hà Nội) cựa mình rồi thấy đau nhói ở lưng và hãi hùng khi phát hiện một con rằn hổ mang vừa trườn nhanh khỏi người.

Khi được người nhà đưa đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, chị Lạt đã rơi vào tình trạng hôn mê.

Theo lời người nhà chị Lạt, ngôi nhà chị ở xung quanh có khá nhiều cây cối và gần một chiếc ao nhỏ mới lấp. Mấy hôm trước trời nắng, nóng nên buổi đêm chị thường mở cửa sổ cho thoáng mát, và có lẽ, rắn đã bò từ đó vào giường.

Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đầu hè là thời điểm rắn ra kiếm mồi, sau một thời gian nghỉ đông. Vì vậy, năm nào cũng vậy, cứ vào dịp này là số bệnh nhân bị rắn cắn phải vào viện điều trị lại tăng vọt. Chỉ trong mấy tuần gần đây, đã có hằng chục người bị rắn cắn phải nhập viện, đặc biệt, không ít trường hợp bị cắn ngay tại nhà, trên giường ngủ...

Ảnh: MT.
Bệnh nhân bị rắn rắn vào chân đang điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: MT.

Theo bác sĩ Duệ, môi trường sống chính của rắn là ở ao, gò, bụi rậm. Hiện nay, nhiều nơi con người khai phá, lấp ao làm nhà, phát quang hết bờ bụi khiến rắn không còn "đất sống" nên bò cả vào trong nhà tìm mồi.

Có trường hợp đang ngủ bị rắn cắn mà bệnh nhân không hề biết gì, vẫn say giấc nồng đến tận sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, người này thấy khó thở, toàn thân đau nhức, liệt cơ liền được người nhà đưa đi cấp cứu. Đến cơ sở y tế địa phương, các y bác sĩ cũng không thể tìm ra nguyên nhân, trên cơ thể bệnh nhân cũng không có dấu vết gì. Chỉ khi tới trung tâm chống độc, bằng kinh nghiệm, các thầy thuốc mới khẳng định được bệnh nhân đã bị rắn cạp nia cắn. Theo các bác sĩ, rắn cạp nia cắn rất độc, và vết răng rất mảnh, khó phát hiện.

Ở các vùng nông thôn, một số loài rắn sống dưới ao, và cũng không hiếm người khi khua chân xuống ao rửa thì bị rắn tợp ngay.

Theo tiến sĩ Phạm Duệ, rắn là loài vật hiền lành, thường không bao giờ cắn người nếu nó không bị đánh hay trêu chọc hoặc chạm vào trước. Thực tế, tất cả những bệnh nhân bị rắn cắn thường là do cố ý bắt rắn hay vô tình giẫm, quờ phải hoặc nằm đè lên nó.

Bác sĩ cho biết, khi bị rắn cắn, điều quan trọng là phải biết sơ cứu ngay lập tức, nhưng thực tế rất nhiều người dân thường chủ quan, nghĩ rằng chỉ ở những nơi hoang vu, sâu xa mới có thể bị rắn cắn nên không trang bị cho mình những kiến thức phòng và xử lý.

Nằm trên giường bệnh, chị Miền (Thanh Hà, Hải Dương) kể, 4 ngày trước, trên đường đi làm đồng về, chị vô tình giẫm phải một con rắn hổ mang đất đang bò trên lối đi và bị con vật quay lại cắn vào bắp chân. Dù đau nhói nhưng ngay lúc đó chị đã quay lại đuổi bắt con rắn, đập chết nó rồi cứ thế đạp xe về nhà, dù vết thương đang chảy máu. Mãi khi thấy đau nhức, không cử động nổi chân chị mới bảo người nhà đưa đi cấp cứu.

Hiện tại, chị đã được tiêm huyết thanh chống độc, truyền nước.

Các bác sĩ cho biết, mặc dù đến cơ sở y tế rất khẩn trương, nhưng tình trạng của chị Miền cũng khá nặng vì chị không băng ép, lại để chân bị thương vận động liên tục sau khi rắn cắn khiến nọc độc lan tỏa nhanh.

Bác sĩ Duệ cho biết, để hạn chế chất độc, ngay sau khi bị rắn cắn, nạn nhân nên nặn hút máu chỗ vừa bị cắn rồi cố định chi bị cắn bằng băng ép vừa chặt. Tuy nhiên, cách này không áp dụng cho rắn lục cắn vì sẽ làm tăng thêm nguy hiểm, do nọc gây hoại tử tại chỗ. Ngay sau đó, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế, tốt nhất là những nơi có chuyên môn chống độc. Nơi bị rắn cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc. Nếu rắn đã bị giết chết có thể mang theo bệnh nhân tới trạm y tế để nhận diện.

"Việc cứu chữa cho bệnh nhân bị rắn độc cắn càng sớm càng tốt, vì vậy, tuyệt đối không nên làm chậm trễ bằng việc đi đắp thuốc lá hay nhờ các thầy lang chữa bằng những phương pháp dân gian. Rất nhiều bệnh nhân đến viện khi đã biến chứng rất nặng, phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong vì gia đình cho đi uống thuốc nam, đắp lá một thời gian trước đó", ông Duệ cho biết.

Mùa hè là thời điểm rắn ra rất nhiều, vì vậy, chuyên gia y tế cảnh báo, để tránh bị rắn độc cắn, người dân cần cảnh giác với rắn, nhất là sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và ban đêm; không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình; không hăm dọa hoặc tấn công chúng; khi đi ngủ cần đóng chặt cả cửa chính và cửa sổ, phạt quang cây cối trước cửa sổ...

*Tên các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi

Theo Express

Thể loại: Tin trong nước | Lượt xem: 1294 | Người đăng: admin
Tổng số lời bình: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
SUBCRIBE



ĐĂNG NHẬP


TÌM KIẾM


TIN HOT

Trang chủ | Tin tức | Giới thiệu | Liên hệ | Góp ý
Copyright © tiendat.tk 2024
Free website builderuCoz