Thứ ba, 28-01-25
Đi vòng mà đến đích còn hơn đi thẳng mà ngã đau.
RSS Xin chào Khách | Đăng ký | Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Blog Diễn đàn Ảnh Phần mềm Lưu bút
MENU
THỂ LOẠI
LIÊN KẾT NHANH
XEM NHANH
TIN NGẪU NHIÊN
THỐNG KÊ TRUY CẬP





Tổng số online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
THỐNG KÊ BÀI VIẾT
- Bình luận: 56
- Diễn đàn: 232/258
- Ảnh: 140
- Blog: 22
- Tin tức: 221
- Download: 4
- Games: 300
- Hỏi đáp: 3
- Lưu bút: 52
Tin tức » 2010 » Tháng 6 » 16 » 13 tuổi mót mì nuôi mẹ, nuôi em và nuôi chữ
8:35 AM
13 tuổi mót mì nuôi mẹ, nuôi em và nuôi chữ


13 tuổi, cái tuổi ăn, chơi và học tập. Nhưng A Dước thì ngược lại, 13 tuổi em đã bắt đầu mưu sinh. Trên lưng em mang gánh nặng của người mẹ bệnh tật, 4 đứa em thơ và ước mơ đến trường.

Khó nhất trong 258 học sinh thuộc hộ nghèo

A Dước (sinh năm 1995) là cậu bé Xê-Đăng ngụ tại thôn Đắk Sút, xã Đắk Ang, Ngọc Hồi, Kontum (người Xê-Đăng không có họ, A đứng trước tên chỉ con trai, Y đứng trước tên chỉ con gái). Năm 2008, khi A Dước vừa được 13 tuổi, học lớp 6 trường THCS Ngô Quyền thì cha mất, A Dước trở thành người đàn ông trụ cột trong gia đình.

Cái trách nhiệm làm chủ gia đình đè nặng lên vai A Dước. Vì dưới A Dước còn có 4 em nhỏ là A Diệu (sinh năm 1997), A Dủ (sinh năm 2000), Y Du (sinh năm 2003), Y Dân (sinh năm 2007). Còn mẹ A Dước là bà Y Đươi (sinh năm 1972) thì bệnh tật triền miên, cả người xanh xao hốc hác, gầy rạc và yếu ớt, đến việc chăm sóc nhà cửa bà cũng không làm nổi.

13 tuổi mót mì nuôi mẹ, nuôi em và nuôi chữ

Cả nhà A Dước, từ trái qua: A Diệu, Y Du, A Dủ, A Dước, mẹ Y Đươi và Y Dân.

Tài sản lớn nhất của gia đình chỉ còn vài sào (vài ngàn m2) đất đồi xa sâu trong xã Đắk Ang dùng để trồng mì (sắn), có muốn bán cũng chẳng ai mua. Căn nhà mà 6 mẹ con chui ra chui vào chỉ là túp lều mái tôn vách nứa thấp lè tè gồm một gian đặt vừa 2 chiếc giường và một cái chái nhỏ làm nhà bếp.

Vật dụng trong nhà ngoại trừ hai chiếc giường gỗ thì không còn gì đáng giá. Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền cho biết: "Hai chiếc giường ấy cũng là trường vận động đóng cho nhà A Dước chứ nhà em cũng không có tiền đâu mà làm. Trường Ngô Quyền có đến 258 em học sinh thuộc hộ nghèo trên tổng số 429 em. A Dước là gia đình khó khăn nhất”.

Gồng mình nuôi mẹ, nuôi em và nuôi chữ

Với gia cảnh như thế, sau khi cha mất, việc học của A Dước sa sút hẳn. Mỗi tuần em đều nghỉ 2, 3 ngày để đi mót mì. A Dước cho biết: "Khi nào nhà gần hết gạo thì em đi kiếm mì. Mỗi ngày kiếm được một gùi, bán được chừng 50 ngàn đem đi đổi 4 kg gạo. Chừng ấy gạo ăn được 5 bữa rồi đi kiếm mì mua gạo khác”.

Nói thì đơn giản thế, nhưng việc "kiếm mì” của em không phải cậu bé 13 tuổi nào cũng làm nổi. Vì để kiếm được 1 gùi mì, em phải đi đến các rẫy mì xa hàng mấy cây số, lang thang từ rẫy này sang rẫy khác, mót lại những củ mì nhỏ như ngón chân cái (những củ mì còn sót lại sau khi chủ rẫy thu hoạch).

Sau đó, em lại phải cõng gùi mì ấy về làng, băng qua sông PôKô bằng cầu treo nối làng Đắk Sút với đường Hồ Chí Minh, đi dọc đường Hồ Chí Minh thêm mấy km nữa mới đến vị trí bán mì để đổi gạo.

Thế mà A Dước vẫn mạnh mẽ thực hiện cái công việc khó nhọc ấy suốt 2 năm qua. Em cũng không bỏ trường, bỏ lớp mà cố gắng sắp xếp thời gian để đeo đuổi con chữ. A Dước vừa học xong lớp 8, sang năm học mới em sẽ học lớp 9C trường Ngô Quyền. Nhờ kiên trì học tập, A Dước có tiếng là cậu bé sáng dạ nhất thôn, tivi nhà ai hỏng hóc đều nhờ A Dước đến sửa giúp.

Tương lai thất học trước mắt

Suốt 2 năm, kể từ ngày bố mất, nhà A Dước chưa từng được ăn thịt. A Dước thật thà: "Không có tiền đâu mà mua”. Chỉ những luống rau dại mọc dọc hàng rào nứa, A Dước cho hay: "Ăn rau rừng, lá mì chấm muối thôi”.

Ấy thế mà có lúc cơm rau rừng cũng không có mà ăn. Cứ mỗi đợt lũ về, đường đi lại bị chia cắt, không thể đưa mì băng dòng Pô Kô để đổi gạo, nhà A Dước phải ăn mì thay cơm. Sau cơn bão số 9 vừa qua thì càng thê thảm hơn, vì sông Pô Kô bị chia cắt lâu ngày, nhà A Dước lại không có gạo trữ sẵn, cả nhà hầu như chỉ ăn mì, lâu lâu có ít gạo do thầy cô hỗ trợ thêm.

Ở nhà A Dước, cái thành ngữ "chạy ăn từng bữa” chính xác đến 100%. Bởi em không chạy thì chẳng kiếm đủ mì đổi gạo cho 6 miệng ăn mỗi ngày và vượt hàng chục km đường để đến trường, tiếp tục việc học.

Bởi thể cho nên khi được hỏi: "Học xong lớp 9 em có tính vào trường nội trú để học cấp 3 không?”. A Dước ngập ngừng nhìn quanh mẹ và mấy đứa em đang vây quanh rồi nói: "Em không có khả năng đi”.

Hôm chúng tôi đến thăm em thì A Dước không có ở nhà, phải nhờ người làng đi kiếm giúp. Lúc về, A Dước cho hay: "Nhà sắp hết gạo, em đi kiếm mì”. Nhìn cậu bé nhỏ chóc nhưng rắn rỏi vì lao động nặng và vẻ mặt già trước tuổi, nhìn người mẹ gầy xác xơ và những em nhỏ lấm lem sau lưng A Dước, chúng tôi không nén nổi mà xót xa.

Rời nhà em, nhét vội vào tay người mẹ ít tiền còn trong túi bảo "để đổi gạo cho các cháu” mà chúng tôi tiếc là mình không có nhiều hơn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Thầy Đinh Văn Truyền (nhắn gửi A Dước), Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum.

Điện thoại: 0982226418.

Điện thoại: 0989 485 417 (Nhung - chị gái của Khoa)


Theo Dantri
Thể loại: Tin trong nước | Lượt xem: 1079 | Người đăng: admin
Tổng số lời bình: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
SUBCRIBE



ĐĂNG NHẬP


TÌM KIẾM


TIN HOT

Trang chủ | Tin tức | Giới thiệu | Liên hệ | Góp ý
Copyright © tiendat.tk 2025
Free website builderuCoz