Thứ sáu, 26-04-24
Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi.
RSS Xin chào Khách | Đăng ký | Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Blog Diễn đàn Ảnh Phần mềm Lưu bút
MENU
THỂ LOẠI
LIÊN KẾT NHANH
XEM NHANH
TIN NGẪU NHIÊN
THỐNG KÊ TRUY CẬP





Tổng số online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
THỐNG KÊ BÀI VIẾT
- Bình luận: 56
- Diễn đàn: 232/258
- Ảnh: 140
- Blog: 22
- Tin tức: 221
- Download: 4
- Games: 300
- Hỏi đáp: 3
- Lưu bút: 52
Tin tức » 2010 » Tháng 6 » 17 » Vì sao cá mập hay cắn người ở biển Quy Nhơn?
3:20 PM
Vì sao cá mập hay cắn người ở biển Quy Nhơn?


Theo các chuyên gia của Bảo tàng Hải Dương học Nha Trang, việc cá mập liên tiếp vào gần bờ biển Quy Nhơn cắn người là hiện tượng rất bất thường.

Gần đây nhất, ngày 15/6, anh Huỳnh Như Hoàng, 17 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn, đã bị cá mập cắn vào bàn chân trái, vết cắn rộng 6 cm, dài 12 cm. May mắn, anh Hoàng đã đạp mạnh vào đầu cá nên thoát được. Theo kể lại, khi bị cá mập tấn công, anh bơi cách bờ chỉ 10 m.

Lý giải hiện tượng cá mập vào gần bờ biển Quy Nhơn cắn người, ông Chu Anh Khánh, Phó phòng kỹ thuật truyền thông, Bảo tàng Hải Dương học Nha Trang, cho rằng ngư trường Quy Nhơn đang bị suy giảm thức ăn nghiêm trọng nên loài cá háu ăn này buộc phải mở rộng phạm vi hoạt động. Một chuyên gia hải dương học cảnh báo: "Nguồn cá càng cạn kiệt, nguy cơ cá mập tấn công người ở gần biển càng cao. Vì thế, không chỉ ở bãi biển Quy Nhơn, du khách tắm biển ở các vùng bờ biển khác cũng có nguy cơ bị cá mập tấn công”.

GS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh bất thường, cá mập đi tìm luồng thức ăn khác nên tiến vào bờ nhiều hơn.

Vì sao cá mập hay cắn người ở biển Quy Nhơn?

Cá mập khổng lồ được ông Trần Văn Đực (ngụ tỉnh Phú Yên) đánh bắt tại vùng biển Quy Nhơn hồi tháng 3.2010.

Gần đây, các chuyên gia hải dương học thế giới cũng ghi nhận: do biến đổi khí hậu, các loài cá mập nhỏ (dưới 3 m) ở các vùng biển nhiệt đới ngày càng vào gần bờ để kiếm ăn, vì thế các vụ tấn công người tắm biển cũng gia tăng. Theo các chuyên gia, để tránh bị cá mập tấn công, người ra biển nên chú ý những điều sau:

- Tránh xuống nước vào lúc bình minh, chập choạng tối và ban đêm vì đây là thời điểm một số loài cá mập vào bờ kiếm ăn.

- Không xuống nước nếu có vết thương hở hoặc bị chảy máu vì cá mập có thể phát hiện máu và dịch cơ thể ở nồng độ thấp (cá mập trắng ngửi thấy máu trong nước biển với tỷ lệ 5ml máu/m3 nước). Cá mập cũng rất nhạy cảm với mùi nước tiểu, vì thế người tắm biển cũng không nên dại dột có "hành động dưới nước” để khiêu khích loài cá này.

- Tránh vùng nước đục, gần cầu cảng và cửa sông (đặc biệt sau khi trời mưa to), vùng nước dốc vì cá mập thường có mặt ở những nơi đó.

- Không mặc đồ có độ tương phản cao hoặc đeo trang sức lấp lánh vì cá mập nhìn độ tương phản rất tốt.

- Tránh khuấy động nước, làm nước bắn tung tóe (ví dụ để thú cưng bơi cùng) vì cá mập bị hấp dẫn bởi những hoạt động như vậy.

- Nếu cá hoặc rùa (thức ăn chính của cá mập) có hành động bất thường, ra khỏi nước ngay. Cảnh giác khi thấy cá heo vì chúng là mồi của một số loài cá mập lớn.

- Bỏ cá bị xiên (chảy máu) ra khỏi nước hoặc vứt ra xa. Không bơi gần người đang đánh cá, xiên cá. Tránh xa động vật chết ở trong nước.

- Không xuống nước nếu biết có sự hiện diện của cá mập; nhanh chóng lên bờ một cách bình tĩnh nếu nhìn thấy chúng. Không chọc giận, tấn công cá mập dù nó nhỏ.

Trong số hơn 360 loài cá mập, chỉ có bốn loài cắn người (cá mập trắng, hổ, bò và chóp trắng đại dương). Giống như hầu hết loài săn mồi điêu luyện khác, chúng tò mò khi thấy vật thể lạ trong lãnh thổ của mình. Không có ngón chân, ngón tay nhạy cảm, cá mập chỉ có cách duy nhất để tìm hiểu đối tượng là cắn. Sau khi cắn thử một phát, chúng thường bơi đi chỗ khác. Ví dụ, chúng cắn người lướt sóng vì tưởng đó là con mồi.

Con người không xuất hiện trong thực đơn của cá mập vì không cung cấp thịt có lượng mỡ cao giàu năng lượng để chúng nuôi cơ thể to khỏe của mình.

Cá mập thường tấn công nhanh, rồi lùi lại chờ con mồi chết hoặc kiệt sức, sau đó mới trở lại ăn thịt. Điều này giúp cá mập không bị thương vì nạn nhân kháng cự dữ dội, nhưng cùng tạo điều kiện cho con người có thời gian ra khỏi nước và thoát chết. Cá mập cũng có thể tấn công vì lý do lãnh thổ. Kể từ năm 1580 đến cuối năm 2009, thế giới ghi nhận 2.251 vụ cá mập cắn người làm 464 người chết. Các vụ cá mập tấn công chủ yếu xảy ra ở Mỹ, Australia và Nam Phi. Năm 2000 thế giới ghi nhận nhiều vụ cá mập cắn người nhất, 79 vụ, với số người tử vong là 16. Xác suất một người bị cá mập tấn công là 1/11,5 triệu và bị cắn chết là 1/264,1 triệu. Số người chết đuối mỗi năm là 3.306, trong khi số người chết vì cá mập cắn là một. Mỗi năm, con người giết 100 triệu con cá mập.

Theo ĐatViet

Thể loại: Tin trong nước | Lượt xem: 1142 | Người đăng: admin
Tổng số lời bình: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
SUBCRIBE



ĐĂNG NHẬP


TÌM KIẾM


TIN HOT

Trang chủ | Tin tức | Giới thiệu | Liên hệ | Góp ý
Copyright © tiendat.tk 2024
Free website builderuCoz